Kyoto Styudy

Dành cho những bạn đang cân nhắc du học Nhật Bản Dành cho học sinh quốc tế tại Kyoto

STUDY KYOTO MAGAZINE

Cuộc thảo luận của cựu sinh viên: Cuộc sống của sinh viên đại học ở Kyoto [Phần 1]

Cuộc thảo luận của cựu sinh viên: Cuộc sống của sinh viên đại học ở Kyoto [Phần 1]

Vào thứ Ba, ngày 2 tháng 2 năm 2021, bốn thành viên của Nhóm PR dành cho sinh viên quốc tế Study Kyoto, những người tốt nghiệp trong năm 2021, đã tụ họp lại và tổ chức một cuộc thảo luận để chia sẻ cuộc sống của họ ở Kyoto trong 4 năm đại học qua. Các sinh viên tốt nghiệp năm nay là Katrina (Đại học Doshisha, đến từ Hoa Kỳ), Zheng (Đại học Doshisha, đến từ Trung Quốc), Wen (Đại học Nghệ thuật Kyoto, đến từ Trung Quốc), và Wang (Đại học Nghệ thuật Kyoto, đến từ Trung Quốc). Vào năm cuối đại học, cuộc sống của họ đã thay đổi đột ngột do sự ảnh hưởng của trận đại dịch corona. Họ đã chia sẻ suy nghĩ của họ về cuộc sống ở Kyoto và khát vọng của họ cho tương lai.

Đầu tiên, thông qua kỳ thi đại học bốn năm trước, họ đã chia sẻ kỷ niệm của họ trong khoảng thời gian đại học ở Kyoto.

4 năm trước

Q) Bạn có nhớ thời điểm này bốn năm trước không? Có phải đây là khoảng thời gian bạn quyết định chọn trường đại học phải không?

Zheng: Tôi đã thi đỗ đại học vào khoảng tháng 8 năm 2016. Sau đó, tôi vẫn theo học tiếng nhật ở trường tiếng, nhưng thay vì dùng toàn bộ thời gian để học tiếng Nhật, tôi đã sử dụng thời gian rảnh rỗi để tự học những kiến ​​thức cơ bản về kinh tế học vì tôi sẽ theo học khoa Kinh tế.

Wang: Sau khi tôi có kết quả đậu vào trường đại học, tôi đã chuẩn bị chuyển nhà. Trường tiếng của tôi cũng ở Kyoto, vì vậy tôi đã sống ở Kyoto từ khi tôi đến Nhật Bản.

Katrina: Vào khoảng tháng 10 năm 2016 tôi đã quyết định sẽ theo học đại học. Sau đó, để chuẩn bị cho kì thi một cách kĩ lưỡng nhất, tôi đã xin nghỉ học cấp 3 ở Mỹ và tự học chúng. Tôi đã tìm được một căn hộ ở vào tháng 10. Vào khoảng thời gian này bốn năm trước, tôi chỉ là học sinh cấp 3 ở Mỹ.

Wang: Tôi cũng quyết định theo học đại học ở Nhật vào khoảng tháng 10 năm 2016. Khoảng thời gian này bốn năm trước, tôi đang chuẩn bị chuyển đến Kyoto trong khi vẫn đang theo học tại trường tiếng Nhật ở Tokyo.

 

Q) Với tư cách là du học sinh, điều khó khăn nhất khi tham gia kỳ thi đại học ở Nhật Bản của bạn là gì?

Zheng: Điều khó khăn đối với tôi là việc làm hồ sơ đăng kí nguyện vọng vào trường đại học. Ở Trung Quốc, khi tôi nộp đơn vào trường đại học, tôi không cần phải trình bày lí do tại sao tôi muốn theo học tại trường đại học đó. Để chuẩn bị cho kỳ thi đại học, giáo viên trường tiếng đã giúp tôi sửa hồ sơ, luyện tập phỏng vấn tiếng Nhật.

Katrina: Tôi nhớ mình khá khó khăn trong việc gửi hồ sơ. Đầu tiên, để đảm bảo trong quá trình gửi hồ sơ, tôi đã phải chi trả số tiền lớn cho dịch vụ bưu chính. Nếu trường đại học không nhận được hồ sơ, chắc chắn tôi không thể tham dự kỳ thi đầu vào đại học.

Ngoài ra, tôi khá yên tâm khi tôi có thể dễ dàng gửi hồ sơ từ Mỹ sang Nhật nhưng ở Mỹ, chúng tôi không có hệ thống mã zip và bưu điện cụ thể,  tôi khá lo lắng rằng liệu trường đại học Nhật có thể gửi thư ngược lại hay không.  (*) Đối với tôi, người đã tham gia kỳ thi tuyển sinh từ nước ngoài, gửi hồ sơ qua đường bưu điện là một trải nghiệm khó khăn hơn chính kỳ thi. (* Ở Nhật, bạn có thể tìm ra mọi địa điểm thông qua mã bưu điện)

Wen: Điều khó khăn nhất của tôi là buổi phỏng vấn. Tại trường tiếng, mặc dù tôi đã được giáo viên giúp đỡ luyện tập phỏng vấn nhưng tôi vẫn rất lo lắng. Tôi đã gặp 6 giáo sư là người phỏng vấn, tôi đã rất lo lắng khi vừa bước vào phòng, đầu óc tôi trở nên trống rỗng và tôi quên mất những câu trả lời mà tôi đã chuẩn bị. Sau cuộc phỏng vấn, tôi khá chán nản. Nhưng nhờ trải nghiệm đó, tôi không còn sợ hãi những cuộc phỏng vấn sau đó nữa, nên nhìn từ khía cạnh tích cực, đó là một trải nghiệm tốt.

Wang: Với mục tiêu là trường đại học Nghệ thuật Kyoto, tôi đã chọn theo học tại trường Nhật ngữ ở Kyoto trước tiên. Tại trường tiếng, tôi đã được giáo viên giúp đõ nhiệt tinh. Song song với trường tiếng Nhật, tôi còn theo học khoá luyện thi vào trường đại học nghệ thuật ở Kyoto. Do đó, tôi có thể nhận được thông tin chi tiết về các kỳ thi đầu vào và các chiến lược phỏng vấn cho trường đại học mà tôi muốn theo học. Đó là kỳ thi đầu vào (AO) thiên về nghệ thuật, và kỳ thi tập trung vào các kỹ năng, thêm việc tôi đã định hướng theo học nghệ thuật từ khi học trung học ở Trung Quốc, vì vậy đó cũng không phải là điều khó khăn đối với tôi.

Cuộc sống đại học ở Kyoto

Q) Sau khi đậu đại học ở Kyoto, điều đó đồng nghĩa là bạn phải chuyển đến Kyoto để sinh sống là 4 năm, trong quãng thời gian đó, bạn có ấn tượng với điều gì nhất?

Wen: Tôi đã có quãng thời gian khó khăn khi sống ở Kyoto lúc đầu. Tôi quyết định chuyển đến một căn phòng mới mà không xem nhà, do đó khi tôi chuyển vào, tôi rất ngạc nhiên khi thấy xung quanh không có gì cả. Vì nhà tôi thuê là trên núi và nó cách ga 2 phút đi bộ, cách cửa hàng tiện lợi 10 phút đi bộ nên tôi nghĩ nó khá thuận tiện. Tôi đã chuyển nhà vào tháng Ba và trời vẫn lạnh. Đến tối, tôi bật điều hòa ở phòng khách, nhưng các phòng khác không có điều hòa nên tôi cảm thấy rất lạnh. Lúc đó, tôi dã đun nước và đưa tay lại gần lửa đun để sưởi ấm. Nó khá là buồn cười, nhưng đó là một kỷ niệm rất đáng xấu hổ. (nụ cười)

Katrina: Điều khó khăn đối với tôi là khi tôi đăng ký hợp đồng điện thoại di động, tôi vẫn trong độ tuổi vị thành niên.  Cửa hàng nói với tôi rằng tôi không thể đăng kí được, nhưng tôi cần một chiếc điện thoại trong cuộc sống, vì vậy tôi không bỏ cuộc và thoả thuận với ​​cửa hàng về giải pháp tối ưu nhất. Cuối cùng, bên cửa hàng đã quyết định rằng tôi sẽ đăng kí sim tại cửa hàng đó, và tôi sẽ mua điện thoại di động tại nhà phân phối khác. Tôi đã mất ít nhất 3 ngày để có thể đăng kí được vì có rất nhiều giấy tờ phải giải quyết.

 

Q) So với những ngày trước đó, ấn tượng của bạn về nơi bạn ở có thay đổi không?  Đặc biệt là Kyoto, bạn nghĩ Kyoto như thế nào? 

Wang: Khi tôi lựa chọn du học, tôi muốn nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu nghệ thuật truyền thống, vì vậy tôi đã chọn Kyoto, nơi được mệnh danh là thành phố giàu nghệ thuật và lịch sử, cũng như đại diện văn hoá Nhật Bản.  Tôi cũng biết rằng có rất nhiều trường đại học, vì vậy nó được gọi là “thị trấn sinh viên”.  Kyoto giàu truyền thống và lịch sử, và ngay cả những người đến Kyoto lần đầu tiên cũng có thể trải nghiệm nghệ thuật của văn hóa truyền thống.  Ngay cả sau khi sống ở Kyoto trong năm năm, ấn tượng đó vẫn không thay đổi.

Zheng: Trước khi đến Kyoto, tôi sống ở Shinjuku, Tokyo, phương tiện công cộng chủ yếu của tôi là tàu điện. Nhưng, sau khi đến Kyoto, xung quanh các địa điểm tham quan nổi tiếng ở Kyoto đều không có tàu, chỉ có xe buýt, đây cũng là lần đầu tiên tôi đã đi xe buýt kể từ khi tôi đến Nhật Bản.  Khoảng thời gian đầu, tôi đã rất khó khăn lạc đường đến tận 3 lần vì ở Kyoto, có rất nhiều tuyến xe buýt. Hiện tại, tôi đã quen với những chuyến xe buýt, ngoài ra ở Kyoto, tôi cảm thấy xe đạp cũng là phương tiện rất tiện ích. So với Tokyo, cuộc sống ở Kyoto rất thoải mái mặc dù phương tiện giao thông không được đa dạng.

 

Q)khi bắt đầu cuộc sống đại học, điều bạn gặp trở ngại đầu tiên là gì?

Wen: Tôi cảm thấy khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng Nhật không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong học tập.  Chuyên ngành của tôi là dựng phim ảnh, vào những ngày đầu, tôi đã không hiểu gì cả vì có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành.  Khi tôi thực hiện bộ phim ngắn vào năm nhất, tôi không có nhiều bạn bè và không gần gũi với những người trong nhóm của mình, vì vậy tôi thực sự lo lắng về cách tôi có thể truyền tải suy nghĩ của mình đến người phụ trách camera. Khi tôi không thể giải thích nó bằng tiếng Nhật trôi chảy, tôi đã vẽ một bức tranh để giải thích cho mọi người suy nghĩ của tôi

 Lúc đó, trong quá trình dựng phim, cho dù kĩ thuật chụp ảnh có tốt đến đâu mà không có khả năng giao tiếp và diễn đạt suy nghĩ, tôi nghĩ sẽ rất khó để tạo nên tác phẩm hay. 

Zheng: Tôi cũng từng gặp khó khăn khi học ở trường. Tôi thi vào Khoa Kinh tế, nhưng hồi cấp 3 tôi lại mê nghệ thuật tự do, nên tôi không học toán nhiều lắm. Hơn nữa, nội dung toán ở các trường trung học của Trung Quốc hơi khác so với nội dung toán ở các trường trung học của Nhật. Ở Nhật, giải tích được học từ cấp ba, nhưng ở Trung Quốc thì đó là nội dung học ở đại học. Ngay từ khi bước chân vào Khoa Kinh tế, tất cả các tiết học đều dựa trên những kiến ​​thức mà “những người tốt nghiệp cấp 3 ở Nhật Bản thường biết”, nên ban đầu tôi không theo kịp chút nào, và đối với tôi, đó là quãng thời gian khó khăn.

 

Q) Bạn nhớ điều gì nhất về cuộc sống đại học của mình?

Wang: Trong lớp học ở Khoa Thiết kế Thông tin, tôi đã làm việc nhóm với những người cùng lớp để tạo ra ứng dụng mới. Trong thời gian đó, tôi muốn thử nhiều điều gì mới mẻ, vì vậy tôi đã trở thành nhà sản xuất và quay phim. Trong ba tháng, chúng tôi đã quay nhiều lần, quay video tại địa điểm và có thể trải nghiệm sự phối hợp quay tổng thể, bao gồm lựa chọn địa điểm và sắp xếp trang phục. Ngoài ra, tôi chủ yếu làm thiết kế giao diện người dùng, chỉnh sửa video và áp phích quảng cáo. Cảm giác hoàn thành công việc thật sự rất tuyệt vời.

Katrina: Là sinh viên đại học, tôi đã có thể trải nghiệm rất nhiều điều mà tôi chỉ có thể làm trong thời sinh viên của mình. Tôi muốn trân trọng bốn năm này, vì vậy tôi đã tham gia rất nhiều lớp học và tích cực tham gia các sự kiện ở trường đại học. Tôi đã sử dụng đầy đủ thư viện và phòng tập thể dục của trường đại học, tham gia nhiều câu lạc bộ khác nhau và kết bạn với nhiều người.

Tôi cũng đã tham gia các hoạt động tình nguyện bên ngoài trường học, và trong các kỳ nghỉ học dài, tôi cũng đã làm việc bán thời gian tại các khu nghỉ dưỡng ở các tỉnh khác. Trải nghiệm bên ngoài trường học đặc biệt tốt vì tôi đã có thể hiểu sâu hơn về xã hội Nhật Bản. Tôi nghĩ nó sẽ đi vào cuộc sống. Đó là cách tôi có thể trải nghiệm nhiều trải nghiệm khác nhau cho đến đợt dịch covid bắt đầu, vì vậy bây giờ nhìn lại, tôi nghĩ rằng tôi đã trải qua một khoảng thời gian ý nghĩa.

Bấm vào đây để xem phần tiếp theo

บทความยอดนิยมPopular Articles

CategoryDanh mục

Popular Articles บทความยอดนิยม

CategoryDanh mục