Kyoto Styudy

Dành cho những bạn đang cân nhắc du học Nhật Bản Dành cho học sinh quốc tế tại Kyoto

STUDY KYOTO MAGAZINE

Câu chuyện trải nghiệm việc đi xin học bổng MEXT (Học bổng bộ Giáo dục và Văn hoá Thể thao Khoa học và Công nghệ) dành cho du học sinh nghiên cứu (cao học trở lên)

Bí quyết viết đề án nghiên cứu:

Có rất nhiều bạn gặp khó khăn trong việc suy nghĩ và viết đề án nghiên cứu, cho nên thông qua bài viết này tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm giúp các bạn đỡ tốn thời gian trong quá trình viết đề án. Hơn nữa, nếu hồ sơ của bạn đến vòng phỏng vấn, đề án nghiên cứu của bạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học bổng.

  • Kinh nghiệm 1: Hãy từ bỏ suy nghĩ “Tôi không làm được”

Tôi thường có xu hướng nghĩ tiêu cực về bản thân cho nên tôi rất hiểu rõ về nó. Hơn nữa khi mà bạn cứ suy nghĩ tiêu cực về bản thân thì dần dần bạn sẽ mất động lực  và bạn sẽ từ bỏ ngay lập tức. Nếu bạn chấm dứt mọi chuyện tại đây, cơ hội chẳng đến với bạn đâu.

  • Kinh nghiệm 2: Hãy suy nghĩ mọi chuyện thật kĩ lưỡng

Có rất nhiều bạn không biết viết gì trong đề án. Nếu ngay từ đầu bạn gặp khó khăn trong việc viết đề án, bạn hãy  thử suy nghĩ về điểm mạnh, những dự định, suy nghĩ của bạn trong tương lai. Chẳng hạn như tôi, tôi đã nghĩ  “Ngay từ nhỏ tôi đã thích vẽ tranh cho nên đến bây giờ tôi vẫn theo đuổi đam mê của mình”

Đầu tiên, bạn hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi đơn giản nhất. Chẳng hạn như là, bạn là ai, đến bây giờ bạn đã làm được những gì, bạn có sở thích như thế nào hoặc bạn muốn học gì trong tương lai. Đương nhiên, điều này có vẻ rất khó khăn cho bạn ở giai đoạn đầu tiên, nhưng đừng nóng vội và cứ suy nghĩ từ từ. Ngoài ra, bạn không cần phải lo lắng về việc thiếu kiến thức ở thời điểm này. Bạn chỉ cần nghĩ “Tôi không biết, Tôi muốn biết, vì vậy tôi muốn học”

Credit: Green Chameleon

  • Kinh nghiệm 3: Hãy suy nghĩ về nơi bạn đang muốn du học

Hãy suy nghĩ thử sau khi bạn đi du học Nhật, bạn sẽ làm gì trong tương lai. Đương nhiên việc suy nghĩ về những điều bạn chưa làm và những dự định trong tương lai là điều rất khó. Hơn nữa, việc suy nghĩ về những dự định cụ thể trong tương lai còn khó hơn. Vậy tại sao trước tiên bạn không thử nghĩ “Bạn muốn trở thành một người như thế nào trong tương lai?” hoặc “Bạn có thể làm gì để khiến bản thân hạnh phúc?”.Nếu bạn có thể liên kết những suy nghĩ đó với suy nghĩ “Bạn có thể làm được gì để đóng góp và cải thiện cho xã hội”, tôi nghĩ bạn có thể hoàn thành đề án tốt nhất.

  • Kinh nghiệm 4: Hãy tập tính kiên định

Khi viết đề án, tôi đã tham khảo cách viết tốt nhất từ nhiều nguồn mạng khác nhau. Tôi nghĩ rằng một đề án nghiên cứu thú vị là một bản kế hoạch mạch lạc, người đọc sẽ hiểu hơn về tính cách, dự định cũng như con người của bạn. Ngoài ra, trong quá trình hoàn thành đề án, bạn nên nêu rõ sở trường của bạn để mọi người hiểu rõ mục đích của bạn trong tương lai.

Tôi hi vọng sau khi chia sẻ 4 kinh nghiệm trên, bạn sẽ hoàn thành đề án tốt nghiệp một cách tốt nhất. Tôi nghĩ đề án nghiên cứu của tôi hơi thiếu tính cụ thể, vì vậy bạn sẽ làm sẽ tốt hơn nếu bạn có thể cụ thể hoá suy nghĩ của bạn vào đề án nghiên cứu của mình. Đề án nghiên cứu mạch lạc thì phải bao gồm: chủ đề, mục tiêu, động cơ, giả thuyết, phương pháp nghiên cứu, những điều cần xác minh và kết quả mong đợi.

Credit: JESHOOTS

2. Kì thi năng lực viết:

Với nhóm ngành R1A: Khoa học xã hội và nhân văn: Luật, Chính trị, Sư phạm, Tâm lý học, Xã hội học, Ngôn ngữ học, Văn học, Lịch sử, Thẩm mỹ, Âm nhạc, Mỹ thuật, ..

Về nhóm ngành R1B: Khoa học xã hội và nhân văn: Kinh tế, Thương mại, Quản trị Kinh doanh,…

Về nhóm ngành R2: Khoa học tự nhiên: Khoa học, Kỹ thuật, Nông nghiệp, Thủy sản, Dược, Y khoa, Nha khoa, Kinh tế gia đình,…

Vì các câu hỏi trong kì thi qua các năm có hình thức giống nhau, bạn nên ôn tập những đề thi mẫu từ những năm trước. Bạn có thể tìm thấy các đề thi trước đây trên trang web “Study In Japan” ở đường link bên dưới.

Kì thi tuyển chọn du học sinh nghiên cứu quốc phí (Bản tiếng Nhật)

https://www.studyinjapan.go.jp/ja/planning/scholarship/application/examination/

Credit: Yustinus Tjiuwanda

3. Buổi phỏng vấn:

Sau khi đậu kì thi viết, bạn sẽ đến vòng phỏng vấn cuối cùng. Khoảng 20-25% tổng số người dự thi được chọn đến buổi phỏng vấn. Có tận bốn vị giám khảo trong buổi phỏng vấn của tôi. Buổi phỏng vấn được tổ chức tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Thái Lan, và người phụ trách rất thân thiện cho nên bạn không cần phải quá căng thẳng.

Trước buổi phỏng vấn, bạn cần phải luyện tập trả lời những câu hỏi như là bản thân hay là những nội dung của đề án nghiên cứu. Bằng cách đó, bạn sẽ không bị lúng túng trong buổi phỏng vấn.

Về quần áo, tôi nghĩ rằng nhiều bạn đang tự hỏi liệu họ có cần mặc vest trong buổi phỏng vấn hay không. Nếu được thì bạn nên mặc nó, nhưng nếu bạn không có thì bạn hãy mặc áo sơ mi công sở trắng, quần tây cho nam hoặc có thể là váy cho nữ. Tôi đã mặc áo sơ mi trắng và quần tây công sở.

Credit: Hunters Race

Đối với tôi, ở phòng chờ, tôi đã nhận được câu hỏi cho buổi phỏng vấn “Hãy giới thiệu về bản thân bạn, hiện tại bạn đã đạt được những thành tựu gì, bạn dự định làm gì trong tương lai, lí do tại sao bạn muốn đến Nhật Bản”. Lúc đó, tôi đã bình tĩnh, phân tích bản thân và nhớ lại những gì tôi đã chuẩn bị trước đó.

Trước khi vào phòng, bạn phải gõ cửa, sau đó bạn sẽ nói “Shitsureisimasu” hoặc là “Excuse me”. Bạn sẽ gây được ấn tượng tốt nếu bạn làm cư xử lịch sự.

Một số bạn đang phân vân không biết nên giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật hay tiếng Anh, và tôi cũng đã hỏi thử những anh chị có kinh nghiệm đi trước thì họ đều nói với tôi rằng: “Tiếng nào bạn thấy tự tin nhất”. Tại thời điểm phỏng vấn, tôi vẫn chưa tự tin với trình độ tiếng Nhật lắm, vì vậy tôi chỉ nói “xin chào”bằng tiếng Nhật và sau đó tôi đã bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh.

Cuối cùng, bạn hãy cứ nêu ra những quan điểm của bạn. Câu trả lời hay không nhất thiết phải là một câu trả lời về câu chuyện lớn lao, làm thay đổi thế giới hay điều gì đó khiến bạn trông thật tuyệt vời. Một câu trả lời hay phải thật ngắn gọn, chân thành, có thể không quá hay ho, nhưng là một lời nói nghiêm túc về những gì bạn muốn trở thành và những gì bạn muốn làm.

Nếu bạn có thể nhận được học bổng MEXT, trước mắt bạn có rất nhiều điều khó khăn phải vượt qua như rào cản ngôn ngữ và văn hóa. Nếu bạn chỉ nghĩ việc nộp đơn học bổng là khó thì tôi nghĩ bạn sẽ không có cơ hội nhận được học bổng.

Đây là những chia sẻ kinh nghiệm mang tính khách quan cho các bạn tham khảo, tôi mong các bạn sẽ luôn tự tin vào bản thân và hãy thử nộp đơn xin học bổng MEXT.

Cám ơn các bạn đã lắng nghe những chia sẻ này.

Credit: Ross Parmly

 

(Người viết:học viện Công Nghệ Kyoto (京都工芸繊維大学) Jaron Kit Kajon Possanan)

 

Nguồn tham khảo:

“Về thông tin học bổng” tại trang Study Kyoto (7 ngôn ngữ)

https://www.studykyoto.jp/en/study/scholarship/

“Về thông tin học bổng cho du học sinh tại Nhật Bản” tại trang Study Kyoto Magazine (7 ngôn ngữ)

https://www.studykyoto.jp/vi/magazine/2016/07/01/scholarships-in-japan/

Học bổng Mext (tiếng Nhật)

https://www.mext.go.jp/a_menu/koutou/ryugaku/06032818.htm

“Về thông tin học bổng tại trang Study in Japan (tiếng Anh và tiếng Nhật)

https://www.studyinjapan.go.jp/en/planning/about-scholarship/

บทความยอดนิยมPopular Articles

CategoryDanh mục

Popular Articles บทความยอดนิยม

CategoryDanh mục