Kyoto Styudy

Dành cho những bạn đang cân nhắc du học Nhật Bản Dành cho học sinh quốc tế tại Kyoto

STUDY KYOTO MAGAZINE

Kết bạn với người Nhật khi đi du học (Phần 2)

Kết bạn với người Nhật khi đi du học (Phần 2)

Bạn Radessa Gunduru Budipramono (tức Mono) đến từ Indonesia cùng bạn bè

Sơ lược về tiểu sử

Mono đến Nhật từ năm 2008, sau khi học tiếng Nhật tại trường tiếng của tỉnh Nagano thì bạn nhập học vào trường Đại học Châu Á Thái Bình Dương Ritsumeikan tại Beppu, Kyushu.

Hiện nay bạn đang học chương trình thạc sĩ khoa Quan hệ quốc tế của đại học Ritsumeikan.

Chủ đề luận văn tốt nghiệp: Những vấn đề mà hộ lý xuất thân từ Indonesia phải đối mặt trong ngành y tế Nhật Bản

Đề tài nghiên cứu: Đối sách với HIV tại Indonesia

Cuối cùng đã đến Nhật! Và…

Q: Thời điểm mới đến Nhật thì bạn bè xung quanh và trường học thế nào?

A: Lúc mới bắt đầu học tiếng Nhật ở Nagano thì mình hoàn toàn không thể nói được tiếng Nhật. Vì bảng chữ Hiragana và Katakana cũng không thể, nên hoàn toàn không thể nói được gì. Mặc dù cũng có các bạn du học sinh khác, nhưng xung quanh rất ít các bạn học sinh người Nhật nên mình không thể kết bạn với họ.

Thực ra mình bắt đầu nói được tiếng nhật là từ  sau khi khi mua Tivi! Mỗi lần xem Tivi, chắc là mình sẽ cố hiểu chủ đề mà mọi người đang nói chuyện rồi bắt chước cách nói của họ

Làm như vậy thì sẽ hiểu được hoàn cảnh và cũng dễ dàng hòa nhập vào đoạn đối thoại với người Nhật. Hiện tại mình cũng nói với các bạn cùng phòng nghiên cứu những điều kiểu như 「À, thủ tướng Abe lại nói những điều như thế này đấy」 để bắt đầu câu chuyện. (cười)

Thực ra mình rất thích các chương trình giải trí. (cười) Vì các chương trình của Nhật đều có phụ đề!  Mặc dù thành thật mà nói mình cảm thấy thông thường phụ đề quá rắc rối, cũng không hề hợp thời.

Nhưng mà phụ đề và cách sắp xếp của truyền hình Nhật Bản rất rõ ràng. Vì vậy nó giúp ích rất nhiều cho du học sinh. Trên Tivi mọi người đang nói gì đều được viết hết lên trên màn hình.

Q:  Ngoài ra thì nó có giúp ích gì cho việc kết bạn lúc ban đầu không?

A: Sau khi chuyển từ Nagano đến Beppu, ban đầu mình sống trong kí túc của APU (Đại học Châu Á Thái Bình Dương Ritsumeikan). Phòng của mình là phòng đơn, không có bạn cùng phòng, nhưng vì có không gian sinh hoạt chung nên cơ hội giao lưu cũng nhiều lắm. Nhờ đó mà mình đã kết bạn được với rất nhiều người. Giữa chừng thì mình chuyển ra ngoài ở chung với 3 bạn du học sinh nữa.

Mình nghĩ là có rất nhiều cơ hội giao lưu ở APU. Giờ học cũng không đến nỗi quá khó đâu. Vui lắm, thú thật là quá vui ấy chứ. (cười) Vì vui quá nên học kì đầu tiên mình không lấy được tín chỉ nào! Kết cục là phải tốn đến 4 năm rưỡi để tốt nghiệp. Nhưng mà chỉ toàn là kỉ niệm vui thôi!

Q: Bạn có tham gia hoạt động hay câu lạc bộ nào ở APU không?

A: Hoạt động câu lạc bộ về nhà! (cười)

Nhưng mà mình cũng tham gia sự kiện Awadori ( điệu nhảy truyền thống của tỉnh Tokushima) của thành phố Beppu.

Ở APU có các tuần lễ đa văn hóa ví dụ như tuần lễ Indonesia, tuần lễ Malaysia.. Mình đã tham gia vào tuần lễ Srilanka. Chắc là các hoạt động ngoại khóa quan trọng mối quan hệ trên dưới. Thực sự mình không thích kiểu quan hệ tiền bối và hậu bối này.

Tất nhiên là cũng có người hợp với việc này, nên mình cũng không nghĩ là xấu đâu, chỉ là mình hơi tệ trong khoản này thôi. Để mà nói thì mình là kiểu người thoải mái nói chuyện kể cả với thầy giáo (cười), cũng có lần mình rủ thầy giáo là 「Đi uống đi thầy ơi!」. Vui lắm!

บทความยอดนิยมPopular Articles

CategoryDanh mục

Popular Articles บทความยอดนิยม

CategoryDanh mục